BÀI TẬP LỊCH SỬ 8
Thứ sáu - 21/02/2020 18:16
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 – BÀI 24
Câu 1: Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị thất bại là do?
A. Quân dân ta chiến đấu anh dũng.
B. Tài chỉ huy của Nguyễn Tri Phương
C. Quân Pháp thiếu lương thực.
D. Khí hậu khắc nghiệt.
Câu 2: Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là ai?
A. Trương Định.
B. Nguyễn Trung Trực.
C. Nguyễn Hữu Huân.
D. Trương Quyền.
Câu 3: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình?
A. Việt nam có vị trí địa ý thuận lợi.
B. Việt Nam có vị trí quan trộng, giàu tài nguyên, thị trường béo bở.
C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn.
D. Chế độ phong kiến thống trị ở Việt Nam đã suy yếu.
Câu 4: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào?
A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét.
B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hội.
C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu.
D. Triều đình biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần.
Câu 5: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
A. Kế hoạch “ đánh nhanh thắng nhanh”.
B. Chiếm Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. Chiếm Đà Nẵng, khống chế cả miền Trung.
Câu 6: Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?
A. Trương Định.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Phan Thanh Giản.
D. Nguyễn Trường Tộ.
Câu 7: Nhiều người đã dùng thơ văn để chiến đấu chống giặc là ai?
A. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan Văn Trị,…
B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Quyền, Phan Văn Trị,..
C. Nguyễn Đình Chiểu, Phan Tồn, Phan Liêm,…
D. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân,…
Câu 8: Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì?
A. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và Bắc Kỳ.
B. Lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến.
C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng.
D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân.
Câu 9: Câu nói “ Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
là của ai?
A. Trương Định
B. Trương Quyền
C. Nguyễn Trung Trực
D. Nguyễn Tri Phương
Câu 10: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây?
A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng.
B. Ta không chuẩn bị vì nghĩ địch khong đánh.
C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt, bị giết.
D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế.
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 – BÀI 25
Câu 1: Đội nghĩa binh do ai chỉ huy chiến đấu hi sinh đến người cuối cùng ở cửa ô Thanh
Hà?
A. Viên Chưởng Cơ
B. Phạm Văn Nghị
C. Nguyễn Mậu Kiến
D. Nguyễn Tri Phương.
Câu 2: Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kỳ lần thứ hai?
A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp.
C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen.
D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, giao thiệp với nhà Thanh.
Câu 3: Trước sự thất thủ của thành Hà Nội, triều đình Huế có thái độ như thế nào?
A. Cho quân tiếp viện.
B. Cầu cứu nhà Thanh.
C. Cầu cứu nhà Thanh, cử người thương thuyết với Pháp.
D. Thương thuyết với Pháp.
Câu 4: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp cũng cố lực lượng.
C. Pháp được tăng viện binh.
D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 5: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải
sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
B. Một số văn thân sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 6: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ triến trong triều đình Huế,
đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản.
B. Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện
C. Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghị.
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 7: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư
cách là một quốc gia độc lập ?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874)
C. Hiệp ước Hác - măng (1883)
D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884)
Câu 8: Sau thất bại trong trận Cầu Giấy lần thứ hai (19-5-1883), thực dân Pháp có dã tâm
gì?
A. Xâm chiếm toàn bộ Việt Nam
B. Cho quân rút khỏi Hà Nội để bảo toàn lực lượng.
C. Tăng viện binh từ Pháp sang để chiếm toàn Hà Nội.
D. Tiến hành đàn áp, khủng bố nhân dân ta.
Câu 9: Trước những hành động của Pháp, triều đình Huế thực hiện chính sách đối nội, đối
ngoại như thế nào?
A. Vơ vét tiền của nhân dân
B. Đàn áp, bóc lột nhân dân và tiếp tục chính sách “ bế quan tỏa cảng”.
C. Bóc lột nhân dân, bồi thường chiến tranh cho Pháp.
D. Thương lượng với Pháp để chia sẻ quyền thống trị.
Câu 10: Khi Pháp kéo quân ra Hà Nội lần thứ hai, ai là người trấn thủ thành Hà Nội ?
A. Hoàng Diệu
B. Nguyễn Tri Phương
C. Tôn Thất Thuyết
D. Phan Thanh Giản
TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 8 – BÀI 26
Câu 1: Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế,
đại diện là nững ai mạnh tay hành động chống Pháp?
A. Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản
B. Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường
C. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi
D. Nguyễn Văn Tường và Nguyễn Đức Nhuận.
Câu 2: Trước hành động ngày một quyết liệt của Tôn Thất Thuyết thực dân Pháp đã làm gì?
A. Mua chuộc Tôn Thất Thuyết
B. Tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến.
C. Giảng hòa với phái chủ chiến.
D. Tìm cách ly gián giữa Tôn Thất Thuyết và quan lại.
Câu 3: Phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài từ năm 1885 đến
cuối thế kỉ XIX được gọi là phong trào gì?
A. Phong trào nông dân
B. Phong trào nông dân Yên Thế.
C. Phong trào Cần vương.
D. Phong trào Duy Tân.
Câu 4: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương là cuộc khởi nghĩa nào?
A. Khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887
B. Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883 – 1892
C. Cuộc phản công của phái chủ Chiến ở kinh thành huế 1885
D. Khởi nghĩa Hương Khê 1885 – 1895
Câu 5: Nhận xét nào về phong trào Cần Vương là không đúng?
A. Phong trào quy mô lớn, mang tính dân tộc.
B. Quyết liệt, theo ý thức hệ tư sản.
C. Phong trào yêu nước theo khuynh hương và ý thức hệ phong kiến.
D. Phong trào dân tộc, đã đạt được nhiều thắng lợi.
Câu 6: Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?
A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc.
B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập.
D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa.
Câu 7: Vì sao phong trào Cần vương thất bại?
A. Không được tầng lớp nhân dân ủng hộ.
B. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
C. Địa hình bất lợi trong quá trình đấu tranh.
D. Thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo.
Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của phong trào Cần vương ở Việt Nam vào cuối
thế kỉ XIX?
A. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại.
B. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế thất bại.
C. Vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt.
D. Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
Câu 9: Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX đều thất bại là do?
A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp.
B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 10: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào
Cần Vương?
A. Có sự ãnh đạo của văn thân sĩ phu yêu nước.
B. Thời gian tồn tại hơn 10 năm.
C. Quy mô rộng lớn khắp cả nước.
D. Được trang bị vũ khí hiện đại.
BÀI TẬP VỀ NHÀ - MÔN LỊCH SỬ 8
Câu 1 (3 điểm)
- Em hãy nêu tên các anh hùng có công trong cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến
năm 1873?
- Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên trong cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam?
Câu 2 (7 điểm)
- Từ năm 1858 đến năm 1874, triều đình Huế đã kí với Pháp bao nhiêu bản Hiệp ước?
- Thái độ của triều đình Huế như thế nào trước âm mưu của thực dân Pháp?
- Việc kí kết Hiệp ước của triều đình Huế với Pháp đã để lại hậu quả như thế nào?
HẾT