BÀI TẬP NGỮ VĂN 8
Chủ nhật - 23/02/2020 21:43
NGỮ VĂN 8
NGÀY GIAO: 12/2/1020
NGÀY NỘP: 18/2/2020
Đề 1: Soạn bài Ngắm trăng của Hồ Chí Minh và Câu cảm thán ( làm vào vở soạn)
Đề 2: Làm vào giấy kiểm tra
Câu 1: Phân tích nội dụng bài thơ Quê hương của Tế Hanh và Khi con tu hú của
Tố Hữu
Câu 2: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
NGÀY GIAO :18/2/2010
NỘP BÀI : 21/2/2020
PHẦN TẬP LÀM VĂN
Đề 1: Hãy viết bài văn bàn về vấn đề tự học
Đề 2: Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao
nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện
tượng đó.
PHẦN VĂN BẢN
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế
giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất
có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên
cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến
thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không
nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có
và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy trí thức cơ bản và biến
đổi không ngừng.
1: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của văn
bản ?
2: Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn trích?
3: Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một văn bản nghị luận ngắn
trình bày suy nghĩ về một điểm mạnh và một điểm yếu của chính bản thân em.
PHẦN TIẾNG VIỆT
Câu 1: Hãy tìm câu nghi vấn trong những đoạn trích sau và cho biết tác dụng của
chúng?
a- Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng.
Lượm ơi còn không? (Tố Hữu)
b- Một cậu bé hỏi mẹ:
- Tại sao mẹ lại khóc?
Người mẹ đáp:
- Vì mẹ là một phụ nữ.
c - Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?
Mái tóc em đây, hay là mây là suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
(Người con gái Việt Nam, Tố Hữu)
d. Một hôm cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi :
- Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ?
... Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi :
- Sao cô biết mợ con có con ?
( Nguyên Hồng )
Câu 2: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào?
Câu 3: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu
nhận biết câu cầu khiến đó là gì?
a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy.
b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con.
c- Ồ, hoa nở đẹp quá!
d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau.
e- Bạn cho mình mượn cây bút đi.
f- Chúng ta về thôi các bạn ơi.
g- Lấy giấy ra làm kiểm tra!
h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ.
Câu 4: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau:
a, Cậu nên đi học đi.
b, Đừng nói chuyện!
c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.
d, Cầm lấy tay tôi này!
e, Đừng khóc.
Câu 5: Hãy chỉ ra câu cầu khiến trong các đoạn sau, đặc điểm hình thức và
chức năng của những câu cầu khiến đó.
a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo :
- Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp .
( Sọ Dừa )
b . Vua rất thích thú vội ra lệnh :
- Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá .
[ ... ]
c. Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn :
- Cho gió to thêm một tí ! Cho gió to thêm một tí !
[ ... ]
d. Vua cuống quýt kêu lên :
- Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa !
( Cây bút thần )