Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua: "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập giai đoạn 2020-2025
Thứ tư - 13/01/2021 16:46
Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua: "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập giai đoạn 2020-2025
PHÒNG GD&ĐT BẾN CÁT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS MỸ THẠNH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /KH-THCSMT Mỹ Phước, ngày tháng năm 2021
KẾ HOẠCH
Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” Trường THCS Mỹ Thạnh giai đoạn 2020-2025
Căn cứ Công văn số 09/KH-PGDĐT ngày 06 tháng 04 năm 2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Bến cát về việc thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” ngành Giáo dục giai đoạn 2020-2025;
Căn cứ thực tế về tổ chức và thực hiện phong trào thi đua của đơn vị, Trường THCS Mỹ Thạnh xây dựng kế hoạch Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” giai đoạn 2020-2025. Cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Đẩy mạnh thự hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;
- Tiếp tục xây dựng môi trường giáo dục mở, xanh, sạch đẹp, thân thiện, an toàn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; chú trọng đổi mới công tác quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện, khởi nghiệp;
- Kịp thời phát hiện và tôn vinh những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, mô hình mới, nhân tố mới tiêu biểu trong quản lý, giảng dạy và học tập; từ đó nhân rộng, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong nhà trường.
2. Yêu cầu:
- Việc triển khai thực hiện phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng thường xuyên gắn với nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
- Phong trào thi đua phải được triển khai sâu rộng trong đơn vị với hình thức, nội dung, tiêu chí thi đua thiết thực phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
- Hiệu trưởng có trách nhiệm chỉ đạo và tổ chức thực hiện phong trào thi đua, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới để bồi dưỡng, nhân rộng và tôn vinh.
III. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG:
1. Đối tượng:
a) Tập thể: Đơn vị trường
b) Cá nhân: Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên, học sinh
2. Nội dung:
a) Đối với tập thể:
- Quán triệt sâu sắc, vận dụng sáng tạo tư tưởng thi đua ái quốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
- Tiếp tục triển khai các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động như: “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở” , “Cả nước chung tay vì người ngèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”…
- Kiến tạo và hỗ trợ, phục vụ để mỗi nhà giáo, nhân viên, học sinh có môi trường sư phạm thuận lợi nhất, phát huy tối đa khả năng, phẩm chất và năng lực cá nhân; tích cực, chủ động đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực, tăng cường kỹ năng ứng dụng và thực hành, chú trọng đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội.
- Tổ chức tôn vinh, khen thưởng kịp thời, đúng người, đúng việc, tạo động lực hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị ở mỗi cơ quan, đơn vị; quan tâm khen thưởng các tập thể, cá nhân, người lao động trực tiếp; chú trọng phát hiện, lựa chọn và xây dựng các gương điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua; tăng cường thời lượng để truyền thông về các phong trào thi đua, tấm gương người tốt, việc tốt trên các chuyên trang, chuyên mục, tạo sự lan tỏa, truyền cảm hứng trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập.
b) Đối với cá nhân:
- Cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên trong phải là tấm gương về đạo đức, tự học tập, rèn luyện; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
- Học sinh có ý thức chủ động, tích cực, sáng tạo vượt khó vươn lên trong học tập, rèn luyện; có kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có hành vi, nghĩa cử cao đẹp khi gặp các trường hợp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn trong cuộc sống; tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng.
III. TIÊU CHUẨN, HÌNH THỨC VÀ THỜI GIAN XÉT KHEN THƯỞNG:
1. Tiêu chuẩn đánh giá:
a) Đối với tập thể:
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua thiết thực, đạt hiệu quả cao; kiến tạo, hỗ trợ, phục vụ để mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh có môi trường sư phạm thuận lợi, phát huy tối đa phẩm chất, năng lực cá nhân; khuyến khích cá nhân tự nguyện tham gia phong trào thi đua.
b) Đối với cá nhân
- Cán bộ quản lý: Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tập thể do cá nhân lãnh đạo, phải có phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong công tác quản lý, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và các hoạt động giáo dục, được tập thể ghi nhận; đoàn kết, dân chủ, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ.
- Giáo viên: Có phẩm chất đạo đức tốt, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong việc chăm sóc, giáo dục, giảng dạy, nghiên cứu khoa học; tích cực học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ được tập thể ghi nhận. chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có nhiều giải pháp đổi mới, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả thiết thực, được tập thể ghi nhận.
- Học sinh: Đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia hoặc quốc tế; có sáng kiến trong nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; vượt khó, vươn lên học giỏi; có hành động mưu trí, dũng cảm, có hành vi, nghĩa cử cao đẹp; tham gia có hiệu quả các hoạt động tình nguyện, thiện nguyện vì cộng đồng được cơ quan, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền ghi nhận.
2. Hình thức và thời gian khen thưởng:
Kết thúc năm học lựa chọn các cá nhân có nhiều đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong việc thực hiện phong trào thi đua đề nghị Trưởng Phòng GD-ĐT khen thưởng.
3. Tiến trình thực hiện:
Cuối năm bình chọn các cá nhân đạt thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua gửi hồ sơ về Phòng Giáo dục và Đào tạo xét khen thưởng
Hồ sơ gồm: Tờ trình kèm danh sách, biên bản họp xét, báo cáo thành tích cá nhân hoặc tập thể, đính kèm minh chứng cụ thể.
Thời gian: Trước ngày 31/5 hằng năm
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Xây dựng kế hoạch. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động kiểm tra đôn đốc cá nhân trong việc thực hiện phong trào thi đua
- Kết thức năm học lựa chọn các cá nhân đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, thẩm định minh chứng, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến trên website
Trên đây là Kế hoạch thực hiện phong trào thi đua” Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy, công tác và học tập giai đoạn 2020-2025 của trường THCS Mỹ Thạnh./.
Nơi nhận: HIỆU TRƯỞNG
- Lãnh đạo nhà trường;
- BCH Công đoàn;
- BCH Chi Đoàn;
- Các tổ;
- Lưu VT.
Nguồn tin: TRƯỜNG THCS MỸ THẠNH: